Vậy thực tế điều kiện du học tại những
quốc gia này như thế nào? Chúng tôi xin phép phân tích qua để bạn đọc có
thể hình dung một cách khái quát về bức tranh du học toàn cầu hiện nay.
MỸ - The American Dream.
Tôi có thể khẳng định với các bạn rằng nền giáo dục của Mỹ là số 1 thế
giới, và là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ muốn thành công trong cuộc sống
này. Số lượng du học sinh Việt Nam du học Mỹ nhiều nhất xuất phát từ
khu vực Miền Nam, tập trung chủ yếu tại TP. Hồ Chí Minh. Các bạn du học
sinh Việt Nam đến Mỹ với những lý do khác nhau như: Có người thân đang
sinh sống tại Mỹ, muốn học tập thực sự tại Mỹ (đối tượng học
giỏi),...v.v...và một bộ phận không nhỏ những người mong muốn đến Mỹ với
miếng bánh “Định Cư”.
Tất nhiên, được học tập tại Mỹ là niềm mơ
ước của rất nhiều bạn trẻ Việt Nam. Tuy nhiên, việc đến được Mỹ hay
không lại là một vấn đề hoàn toàn khác, vì các quy định về việc cấp Visa
du học Mỹ là rất khó.. Tôi có 1 số thống kê vui cho các bạn như sau:
1.
Nếu bạn ngồi uống trà đá bên đường đối diện Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ
tại TP. HCM (Số 4 Lê Duẩn, Quận 1, TP. HCM) từ 8h sáng đến 12h trưa, bạn
nhận được ít nhất 200 tờ rơi giới thiệu về các chương trình du học Mỹ
của các công ty tư vấn du học. Công ty nào cũng quảng cáo tỷ lệ đỗ Visa
100%. Nhưng thực tế lại khác.......
2. Nhân viên phỏng vấn bạn
chưa bao giờ dành quá 5 phút và 5 câu hỏi cho bạn. Họ chỉ cần 10 giây
lướt qua hồ sơ của bạn cũng có thể có 1001 lý do để từ chối cấp Visa cho
bạn.
3. Kỷ lục của bạn P học sinh tại TP. HCM (xin phép giấu
tên) là xin Visa du học Mỹ đến lần thứ 18 mới được cấp. Thời gian từ lần
thứ 1 đến lần thứ 18 mất hơn 3 năm. (Chắc có lẽ nhân viên lãnh sự thấy
nhẵn mặt quá nên thương mà cấp Visa cho).
4. Mỗi lần xin Visa
du học Mỹ bạn mất 140 USD lệ phí (chưa kể 210 USD phí bảo đảm an ninh
cho lần đầu tiên xin Visa). Bạn có đủ tiền và kiên nhẫn đến lần thứ 18
giống như bạn P không?
Và
tôi có lời khuyên dành cho các bạn: Có hai loại đối tượng sẽ được cấp
Visa du học Mỹ là người “rất giàu” và “học rất giỏi”. Nếu bạn không
thuộc 2 loại đối tượng này, tốt nhất bạn nên từ bỏ ý định đi du học Mỹ.ANH - Nền giáo dục đứng thứ 2 trên thế giới.
Tuy nhiên, nếu bạn không thuộc đối tượng học “rất giỏi” giành học bổng
du học Anh, thì có một số lý do khiến bạn phải cân nhắc trước khi đăng
ký du học Anh.
1. Để được cấp Visa du học Anh. Bạn phải chứng
minh được cả hai yếu tố đó là Gia đình bạn có tiền và trình độ tiếng
Anh của bạn đủ để có thể được chấp nhận theo học tại Anh.
2.
Chính phủ Anh đã thiết chặt quy định về việc cấp giấy phép cho du học
sinh đi làm thêm tại Anh. Đối với hầu hết các sinh viên quốc tế (Sinh
viên thuộc Tier 4) đang học đại học hoặc cao đẳng. Bạn được cho phép làm
việc khoảng 20 tiếng một tuần trong thời gian đi học và làm toàn thời
gian trong giai đoạn nghỉ học. Nếu bạn đang học một khóa dưới Đại học,
bạn chỉ được cho phép làm việc không nhiều hơn 10 giờ trong kỳ. Để xin
được việc làm thêm tại Anh bạn phải tự thân vận động mà không có bắt kỳ
sự trợ giúp nào từ phía nhà trường nơi bạn theo học. (Đây là khác biệt
rất lớn giữa du học Anh và du học Nhật Bản – Nếu bạn du hoc nhat ban bạn
được phép đi làm 28h/1 tuần đối với bất cứ bậc học nào, chính trường
bạn đang theo học sẽ tìm việc làm thêm cho bạn)
3. Hiện tại
Vương quốc Anh đang áp dụng hệ thống thang điểm để xét duyệt cho những
trường hợp muốn ở lại Vương quốc Anh làm việc. Cụ thể Cục Biên giới Anh
sẽ xem xét bằng cấp, kỹ năng tiếng Anh, khả năng tài chính...của bạn
trước khi quyết định bạn có được phép ở lại Anh làm việc hay không.
(Điều này trái ngược hoàn toàn với du hoc nhat – Khi bạn tốt nghiệp từ
bậc trung cấp tại Nhật Bản, chính ngôi trường bạn theo học sẽ giới thiệu
việc làm cho bạn và thời gian làm việc của bạn tại Nhật Bản là không
giới bạn)
Có rất nhiều lý do
để cân nhắc trước khi du học Anh. Nhưng tôi có 1 lời khuyên dành cho các
bạn. “Hãy đến Vương Quốc Anh học tập với một trình độ tiếng Anh tốt và 1
chiếc thẻ ATM đầy ắp tiền”AUSTRALIA – Đừng đến Úc với miếng bánh “định cư”.
Úc vẫn là nơi có số lượng du học sinh Việt Nam đến học tập đông Nhất
hiện nay bởi bằng cấp được quốc tế công nhận, môi trường sống an toàn,
thanh bình, người dân thân thiện, học phí và sinh hoạt phí rẻ hơn một số
nước phát triển ở Châu Âu và Mỹ, quá trình xin visa nhanh chóng và
thuận tiện .
Bên cạnh đó, Úc được biết đến là mảnh đất thiên
đường đối với những người có mục đích nhập cư. Hầu hết các chương trình
quảng cáo du học Úc đều gắn liền với việc có thể dễ dàng xin được thường
trú Úc (PR – Permanent Residency) để định cư lâu dài tại đất nước chuột
túi. Điều này đã góp phần khiến cho lượng sinh viên sang Úc du học gia
tăng nhanh chóng, đặc biệt là đội ngũ sinh viên học nghề như làm tóc,
làm bánh, nấu ăn, quản lý nhà hàng, khách sạn, thợ cơ khí… vì đây là
những ngành nghề nước Úc thiếu hụt lao động. Từ năm 2000 đến cuối năm
2010, số du học sinh Việt Nam theo học các khóa nghề ở Úc đã tăng gần 9
lần, từ 689 sinh viên lên đến 6043 sinh viên. Giai đoạn gia tăng mạnh mẽ
nhất là năm 2008 với 93,7% và năm 2009 với 83,3% so với năm 2000.
Tuy
nhiên mọi chuyện đã thay đổi từ đầu năm 2010 bởi một số yếu tố tác động
và chính sách thiết chặt hơn các quy định cấp Visa, quy chế định cư
được ban hành cụ thể như sau:
1. Lệ phí xét Visa du học Úc sau
ngày 01/07/2011 là 13,000,000 VNĐ. Tăng gấp gần 2 lần chỉ trong 2 năm
trở lại đây. Lệ phí này gấp 1,5 lần xin Visa du học Anh, 4,5 lần xin
Visa du học Mỹ,....và gấp 20 lần xin Visa du học Nhật Bản . Việc tăng lệ
phí xét Visa du học Úc được cho là nhằm hạn chế những đối tượng du học
sinh chỉ muốn đến Úc vừa học vừa làm với ý định nhập cư sau này. (hầu
hết hồ sơ du học loại này xét Visa sẽ trượt, trượt thì mất nhiều tiền,
mất nhiều tiền thì sẽ từ bỏ ý định du học Úc)
2. Quy định về
việc chứng minh tài chính và chứng minh khả năng tiếng Anh du học Úc
tương khối khắt khe trong thời gian gần đây. Cụ thể như sau:
•
Đối với trường hợp xin học nghề tại Úc, bạn phải đạt trình độ tiếng Anh
tối thiểu IELTS 4.5 (tương đương bằng C). Đây là điều vô cùng khó với
những học sinh có ý định vừa học vừa làm tại Úc.
• Bạn phải
chứng minh có có đủ chi phí 18 tháng đầu tiên (27,000 đôla Úc) thay vì
12,000 Đôla Úc như trước đây. Và sổ tiết kiệm phải được mở trước tối
thiểu 3 tháng trước ngày bạn nộp hồ sơ xin Visa.
3. Đồng Đôla
Úc tăng giá lên kỷ lục từ 11,000 VNĐ đổi 1 Đôla Úc năm 2009 lên 22,000
VNĐ đổi 1 Đôla Úc vào cuối năm 2011 đã tạo thêm gánh nặng rất lớn cho
những gia đình có con đang theo học tại Úc.
4. Để kiếm việc
làm thêm tại Úc (du học Úc làm thêm 20h/1 tuần < du học Nhật Bản làm
thêm 28h/1 tuần) với mức lương đủ trang trải việc học là vô cùng khó ở
thời điểm hiện tại. Và nếu may mắn bạn có việc làm thêm cũng là do bạn
tự tìm kiếm chứ không nhận được sự hỗ trợ nào từ phía nhà trường bạn
đang theo học.
5. Trong bối cảnh nước Úc ngày càng thắt chặt
chính sách nhập cư và dường như các cơ hội xin PR trở nên rất ‘xa vời’
như hiện nay thì có một số sinh viên Việt Nam bị rơi vào tình huống
‘tiến thoái lưỡng nan’ bởi Bộ Nhập cư và Quốc tịch Úc (DIAC) ngày càng
nâng cao yêu cầu về cấp bậc đào tạo, kinh nghiệm làm việc, tiếng Anh....
đối với các ứng cử viên xin PR. Trong đó, yêu cầu về điểm tiếng Anh
IELTS là một khó khăn lớn nhất với phần lớn sinh viên Việt Nam, đặc biệt
là đối với các sinh viên học nghề.
Theo DIAC, chỉ có những sinh
viên nào đạt 7.0 tiếng Anh IELTS trở lên (không môn nào dưới 7) thì mới
được cộng điểm để xin PR. Đây được coi là một ‘cửa tử’ với hầu hết các
sinh viên học nghề bởi theo nhận định của chúng tôi thì các sinh viên
học nghề thường có trình độ tiếng Anh thấp hơn so với các sinh viên đại
học và cao học.
Lời kết: Hãy từ bỏ ý định du học Úc để được “định cư” nếu như bạn không thực sự giỏi. Và đừng nghĩ đến Úc để “vừa học vừa làm”.SINGAPORE – Điểm đến của giáo dục Châu Á.
Với một nền giáo dục hàng đầu Châu Á, Singapore tiếp tục là điểm đến
hấp dẫn với rất nhiều du học sinh Việt Nam. Có rất nhiều lý do để du học
sinh Việt Nam chọn Singapore như: Vị trí địa lý gần với Việt Nam, môi
trường sống yên bình, chi phí sinh hoạt và học phí thấp hơn các nước
Anh, Úc, Mỹ, Canada...v.v.... và một điều vô cùng quan trọng đó là không
cần xin Visa du học. Tuy nhiên để bạn đọc có thể hiểu hơn về du học
Singapore chúng tôi xin phân tích khái quát một vài điểm trong chương
trình đạo tạo của Singapore.
Khi bạn muốn học tập tại Singapore bạn có 2 sự lựa chọn: Theo học các trường công lập hoặc theo học các trường tư thục.
*
Đối với các trường công lập (đào tạo các bậc học THPT, Cao Đẳng, Đại
học và Sau đại học), để được vào học bắt buộc bạn phải trải qua kỳ thi
xét tuyển vô cùng khó khăn (khó gấp 10 lần thi Đại học tại Việt Nam),
nhưng ưu điểm nổi bật là bạn được trợ cấp từ 70% - 80% học phí của chính
phủ Singapore. Sau khi tốt nghiệp, bạn phải ở lại làm việc tại
Singapore trong vòng 3 năm để trả nợ khoản phí này. Được học tập tại các
trường Công lập tại Singapore không chỉ là niềm mơ ước mà còn là niềm
tự hào của tất cả du học sinh Việt Nam. Tuy nhiên, nếu bạn không có khả
năng học tập xuất sắc thì cánh cửa vào các trường công lập của Singapore
là “nhiệm vụ bất khả thi”.
* Đối với các trường tư thục (đào
tạo các bậc học Chứng chỉ ngắn hạn, Cao đẳng, Đại học, Sau đại học), để
được vào học các trường tư thục này chỉ cần bạn.....có tiền. Ưu điểm của
các trường tư thục loại này là điều kiện nhập học rất dễ dàng (không
yêu cầu trình độ tiếng Anh), thời gian nhập học linh hoạt (bất cứ lúc
nào cũng có thể vào học – không giống như du học Nhật Bản có 4 kỳ nhập
học cố định hàng năm). Nhưng nhược điểm là học xong “chẳng biết gì”. Đối
với các trường tư thục của Singapore có đến 95% (trên tổng số gần 400
trường) chúng tôi đánh giá là “kém chất lượng”.
Trước
khi bạn quyết định lựa chon du học Singapore chúng tôi có lời khuyên
dành cho bạn:“Nếu khả năng học tập của bạn không thực sự xuất sắc. Chỉ
đến Singapore học tập nếu bạn có một Vali đầy tiền. Vì Singapore cấm
tuyệt đối sinh viên không được đi làm thêm” Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về một số nước tiêu biểu du học sinh Việt Nam đang chọn là điểm đến. Vậy còn
du học Nhật Bản thì sao? Tại sao du học sinh Việt Nam lại "thần tượng" chương trình
du học Nhật Bản đến vậy? Câu trả lời sẽ có ở phần sau của bài viết này.
NGUYỄN HỒNG NHUNG
___________________________________________________________________________________
Chương trình đại học chính quy thường
kéo dài 4 năm, riêng y khoa, nha khoa và thú y học 6 năm. Tùy theo các
trường đại học có chế độ cho sinh viên không chính quy, như sinh viên dự
thính và sinh viên chỉ học một số môn chứ không học hết chương trình
Bạn
có điều kiện Kinh tế, bạn muốn thay đổi cuộc đời bạn, bạn muốn đi Du
Học? nhưng …? bạn không biết làm thế nào để chứng minh được khả năng
tài chính để cho cơ quan xét duyệt visa biết được khả năng tài chính của
mình và làm thế nào để đậu visa
Nhật
Bản là một nước Châu Á, chính vì thế nên chi phí đi du học Nhật Bản
chắc chắn sẽ không cao như khi đi du học ở các nước Châu Âu như Mỹ, Anh,
…
Các
trường đại học quốc lập, công lập Nhật bản nhìn chung đều có các khóa
học dự bị cho nghiên cứu sinh (NCS). NCS sẽ học tập và thi để học dần
lên Thạc sỹ, Tiến sỹ