Hiển thị các bài đăng có nhãn học đại học ở Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn học đại học ở Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Đại học ở Nhật bản

BY Unknown IN , , , , No comments

Đại học ở Nhật bản phát triển qua các thời kỳ

dai hoc nhat banĐại học Nhật bản: Những du học sinh Việt Nam đi du học Nhật bản đều mong muốn học cao đẳng hay đại học ở Nhật bản, vì nếu có được bằng cao đẳng hay đại học ở Nhật bản, cơ hội nghề nghiệp sẽ mở ra nhiều hơn.
Nhật bản được xem như một xã hội văn minh, nó được phát triển qua các thời kỳ, thế nhưng chiến tranh và thuộc địa vẫn không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của họ, những giai đoạn phát triển được đánh giá như một móc son sáng chói cho nền khoa học kỹ thuật nước này. Sau đây là những giai đoạn phát triển của hệ thống giáo dục đại học tại Nhật.

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Đại học Nhật bản và Việt Nam có sự khác nhau

BY Unknown IN , , No comments

Cũng giống như Việt Nam, ở Nhật Bản tuyển sinh đại học cũng khá phức tạp với nhiều hình thức thi khác nhau. Các trường đại học lớn, nổi tiếng thi ngày càng khó do số sinh viên thi vào đông, còn các trường nhỏ thì thi tương đối dễ và đa dạng hóa cách tuyển sinh để đối phó với tình trạng số lượng sinh viên ngày càng giảm. Hình thức được sử dụng rộng rãi nhất ở các trường đại học Nhật Bản là thi tuyển thông thường.
Nhật Bản không tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông mà chỉ căn cứ vào kết quả học tập để xét tốt nghiệp học sinh. Để bước vào ngưỡng cửa đại học, trước hết học sinh phải tham dự một kỳ thi quốc gia gọi là “Senta Shiken” (kỳ thi trung tâm) được tổ chức vào khoảng giữa tháng 1 dành cho những sinh viên có nguyện vọng thi vào các trường đại học công lập (của nhà nước (kokuritsu/ quốc lập) và của tỉnh, thành phố lập (shiritsu/ thị lập)).
Thi dai hoc tai nha ban 1

Gần đây một số trường đại học tư thục (shiritsu/ tư lập) cũng dùng kết quả của kỳ thi này để làm căn cứ xét tuyển nhưng không bắt buộc. Số môn thi của kỳ thi chung này khác nhau tùy theo trường, theo khối thi. Thí dụ nếu thi vào trường đại học công lập thì bắt buộc phải thi 3 môn: Toán, Ngữ văn, Anh văn và chọn 2 môn thuộc khối xã hội (Lịch sử Nhật Bản, Lịch sử thế giới, Chính trị-kinh tế…) hoặc hai môn thuộc khối tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Đại chất…). Riêng môn toán cũng phân ra thành Toán 1, Toán 2 tùy theo thi vào khối xã hội hay khối tự nhiên.
Điểm đáng chú ý là khác với thi đại học ở Việt Nam là Senta shiken không phải là kỳ thi duy nhất để xét tuyển vào đại học. Thí sinh còn phải thi thêm kỳ thi riêng của các trường nữa rồi người ta căn cứ vào kết quả của hai kỳ thi này để xét tuyển.
Thi vào các trường đại học tư thục thì hơi khác một chút. Họ cũng có một kỳ thi chung nhưng không khó lắm, chủ yếu là thi kiến thức cơ bản đã được học trong trường phổ thông. Có một số trường quy định phải đạt tối thiểu bao nhiêu điểm ở kỳ thi này thì mới có tư cách dự thi kỳ thi riêng của trường đó.
Kỳ thi riêng của các trường đại học thường được tổ chức vào đầu tháng 2 (đối với các trường đại học tư thục) và cuối tháng 2 (đối với các trường đại học công). Thi môn gì đều do các trường quy định tùy theo khoa. Các trường tư thục lớn tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng theo đề của Trường. Các trường đại học công thường tổ chức hai đợt thi: đợt một vào tháng 2 và đợt hai vào tháng 3 hàng năm.
Ngoài hình thức thi trên (gọi là thi thông thường) còn có hình thức thi đặc biệt gọi là suisen” (tiến cử). Theo đó trường THPT giới thiệu thẳng vào đại học những sinh viên đạt tiêu chuẩn do trường đại học quy định, với một số lượng hạn chế. Thí dụ trường đại học A chỉ lấy của trường THPT A hai hoặc ba người chẳng hạn. Những trường đại học lớn ít dùng hình thức này hơn các trường đại học nhỏ. Thi “suisen” chủ yếu thông qua phỏng vấn trực tiếp.
Thi dai hoc tai nha ban 2

Gần đây có một hình thức thi nữa gọi là “AO shiken” (A.O (Admissions Office): thi ở văn phòng tuyển sinh), tức là tự mình tiến cử. Thí sinh thường nộp kết quả học tập, viết một bài luận và dự phỏng vấn. Hình thức này thường được các trường đại học nhỏ áp dụng song song với các hình thức khác.
A.O (Admissions Office)



  Bạn muốn du học Nhật bản để có tấm bằng danh giá, có kiến thức vững chắc trong công việc hay bạn muốn làm việc tại Nhật bản lâu dài và được hưởng lương như người Nhật. Hãy chọn du học Nhật bản để có được điều đó.