Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Những lâu đài cổ nhất tại Nhật bản

BY Unknown IN No comments

Cùng chiêm ngưỡng những lâu đài cổ nhất tại Nhật bản

Được biết tới là đất nước có nền văn hóa phát triển rực rỡ đặc trưng của phương Đông và nổi tiếng với các lâu đài cổ ở trên khắp đất nước cùng kiến trúc đặc trưng của xứ sở hoa anh đào. Nét kiến trúc đặc sắc xen lẫn sự cổ kính trong mỗi công trình đã tạo nên điểm thu hút mỗi du khách khi đến đây. Trong đó có những tòa lâu đài đã được công nhận là di sản quốc gia tại Nhật Bản:
Lâu đài Hikone: Được xây dựng vào những năm 1603  bởi 3 trường phái khác nhau của các nhà kiến trúc lừng danh thời bấy giờ. Đây là một trong những lý do khiến công trình này được thiết kế và xây dựng để trở thành một tài sản của quốc gia.
Hikone
Hikone
Hikone
Hikone
Lâu đài Himeji: Là một tòa thành đứng đầu trong 3 tòa thành quý nhất ở Nhật (Tam đại Quốc bảo thành), không chỉ bởi vẻ đẹp cổ kính của nó mà còn bởi những truyền thuyết và lịch sử quanh nó như quyện vào nhau, mà ngay như chuyện tòa lâu đài này thoát khỏi những trận dội  bom tại khu vực này trong Thế chiến thứ 2 đã là một điều kỳ bí. Từ năm 1993, Himeji đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Himeji
Himeji
Himeji
Himeji
Lâu đài Hirosaki: Được xây dựng vào thế kỷ thứ 17. Có nhiều lý do hấp dẫn khiến lâu đài này được mọi người đến thăm quan, đó chính là Lễ hội Hoa Anh đào và Lễ hội Hirosaki Neputa-matsuri trong mùa Hè được người dân mong đợi. Ngắm nhìn lâu đài này, người ta cứ ngỡ mình đang đứng trước chốn bồng lai tiên cảnh giữa rừng Hoa Anh đào ấn tượng.
Hirosaki
Hirosaki
Hirosaki
Hirosaki
Lâu đài Inuyama:  Xinh đẹp nằm tại thành phố Inuyama, tỉnh Aichi. Được xây dựng vào năm 1537 bởi Oda Nobuyasu. Tuy diện tích của tòa lâu đài không lớn nhưng nó gây ấn tượng với người thăm quan bởi kiến trúc phòng thủ độc đáo. Nhìn từ phía ngoài, Inuyana gồm có 3 tầng rõ rệt nhưng bên trong lại có tới 4 tầng và 2 tầng hầm.
Inuyama1
Inuyama2
Lâu đài Marugame: Còn được biết đến với cái tên Hameyama và Horai, lâu đài Marugame nằm trên một ngọn đồi, bao quanh là một thảo nguyên ở tỉnh Kagawa, Nhật Bản. Lâu đài này có nguồn gốc xây dựng từ năm 1587, khi đó, Marugame là dinh thự của lãnh chúa vùng Sanuki, Ikoma Chikamsa.
Marugame1
Marugame2
Marugame3
 Lâu đài Maruoka: Tọa lạc trên ngọn đồi cao, hướng nhìn xuống thị trấn Muroka, thuộc tỉnh Fukui, trung tâm Nhật Bản, lâu đài Maruoka có tên khác nữa là Kasumiga, Mist. Người Nhật Bản vẫn truyền tụng truyền thuyết về một con ếch bảo vệ lâu đài Maruoka. Năm 1576, lâu đài này được xây dựng hoàn thiện, và đây là một trong những lâu đài nhiều tuổi nhất được gìn giữ ở Nhật Bản cho đến tận ngày nay.
Maruoka
Maruoka
Maruoka
Lâu đài Matsue: Ở khu vực Sanin. Lâu đài này lớn thứ hai, cao thứ ba và lâu năm thứ sáu ở Nhật Bản. Người ta đã làm việc trong suốt năm năm mới xây xong Matsue. Năm 1622, Matsue mới khánh thành.
Matsue
Matsue
 Lâu đài Matsumoto: Ban đầu gọi là Fukashi, được xây dựng trên vùng đất bằng, bên cạnh một đập nước, thay vì trên núi và cạnh sông như thường thấy. Kiến trúc vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn so với thời kỳ thế kỷ 16, nội thất gỗ và tường đá.
Matsumoto
Matsumoto
Lâu đài Matsuyama: Đẹp và hoành tráng nhất đất nước Mặt trời mọc, nằm trên đồi Katsuyama, ở giữa trung tâm thành phố. Vậy nên, du khách tới đây có thể phóng tầm mắt bao quanh toàn bộ Matsuyama và đảo Seto. Được xây dựng vào năm 1602 và mãi đến 1628 mới đặt viên gạch cuối cùng. Gia đình Mtsudaira tiếp quản lại lâu đài năm 1635, và duy trì kiến trúc của công trình cho đến cuối thời kỳ Phong kiến. Lâu đài ba tầng hiện tại được tái xây dựng năm 1820 sau khi tòa nhà năm tầng gốc bị tàn phá.
Matsuyama
Matsuyama
Matsuyama
Đất nước mặt trời mọc còn rất nhiều điểm đến đẹp khiến nhiều du khách và các học sinh sinh viên du hoc nhat ban say mê, biến Nhật bản thành đất nước được yêu thích nhất tại Châu Á.



 Bạn muốn du học Nhật bản để có tấm bằng danh giá, có kiến thức vững chắc trong công việc hay bạn muốn làm việc tại Nhật bản lâu dài và được hưởng lương như người Nhật. Chỉ con đường du học Nhật bản để bạn có được nguyện vọng của bạn.


BÀI VIẾT XEM NHIỀU:



 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét