30 món đồ lưu niệm nên mua khi bạn tới Nhật Bản
Đã
bao giờ bạn gặp phải trường hợp khi đi du lịch nước ngoài và rất muốn
mua vài thứ đồ lưu niệm nào đó về quê nhà song lại chẳng biết nên mua
gì? Ở Nhật Bản, có vẻ như đây là một đề tài thú vị, cũng bởi bạn có quá
nhiều lựa chọn …
Trên cơ sở kinh nghiệm bản thân, tôi đã
soạn ra một danh sách các món đồ lưu niệm đại diện cho những khía cạnh
nổi bật của xứ sở mặt trời mọc, hy vọng bài viết này sẽ có ích cho các
bạn.
1. Maneki neko
Tại
khắp mọi nơi trên Nhật, từ những cửa tiệm, nhà hàng cho đến những ngân
hàng và cơ quan công sở, đón chào chúng ta luôn là hình ảnh của một chú
mèo vẫy vẫy tay… đó chính là maneki neko, một trong những vật cầu
may phổ biết nhất tại Nhật Bản. Người dân ở đây tin rằng chú mèo này sẽ
mang lại may mắn và sự thịnh vượng trong kinh doanh.
Maneki
Neko còn được sử dụng như vật dụng trang trí trong nhà, chúng được làm
với đủ chủng loại, kích thước; được bán tại hầu hết tất cả các cửa hàng
lưu niệm (trong đó nổi nhất là ở phố Nakamise, gần Đền Senso), nên du
khách có thể dễ dàng mua lấy một chú…
Lời khuyên:
Nếu bạn muốn mua đúng “hàng chính hãng” thì hãy ghé thăm đền Gotoku, là xuất xứ nguyên gốc của Maneki Neko.
2. Tenugui
Tenugui là
một trong những món đồ lưu niệm phổ biến mà bạn có thể mua tại Nhật
Bản, một vật dụng với rất nhiều tính năng, công dụng. Tenugui là một
chiếc khăn bông mỏng hình chữ nhật, dài khoảng 90cm có in nhiều hình vẽ,
họa tiết đa dạng (về địa lí, hoa hòe hoa hoét hay cả ukiyo – e). Tenugui có thể sử dụng làm khăn tắm, khăn… buộc đầu, dùng để gói quà hay để trang trí phòng như một tấm khăn trải bàn,…
3. Yukata
Yukata là
kimono mùa hè, được làm bằng vải bông và có ít lớp hơn kimono thông
thường. Yukata được mặc phần lớn trong các lễ hội hoặc tại các ryokan (quán trọ truyền thống Nhật Bản)
Lời khuyên:
Yukata
có bán ở hầu hết những điểm du lịch, tuy nhiên nếu muốn mua ‘hàng
chất’, bạn nên chịu khó đến một cửa hàng thời trang, nơi có bày bán
nhiều mẫu mã, chủng loại khác nhau với chất lượng đỉnh hơn.
4. Geta hoặc Zōri
Yukata thường đi chung một bộ với Geta, một loại guốc truyền thống của người Nhật. Nhìn về hình dạng thì geta trông như sự kết hợp giữa guốc gỗ và dép tông xỏ ngón.
Nếu cảm thấy đôi geta gỗ quá khó đi, bạn có thể chuyển sang dùng zōri, một loại xăng đan dễ đi và thoải mái hơn, thường được sử dụng khi mặc kimono.
5. Quạt giấy Nhật Bản
Khi
Hạ đến, trên đường phố, tàu hay thậm chí trong các nhà hàng, bạn có thể
dễ dàng nhận thấy những chiếc quạt giấy. Cho dù đó là quạt xếp (ōgi) hay quạt giấy tròn (uchiwa),
những chiếc quạt cầm tay đã trở nên quá phổ biến tại Nhật Bản đến mức
dường như chẳng có ai rời Nhật Bản mà không có một chiếc quạt trong
tay.
Nếu bạn tham gia những lễ hội, có khả năng bạn sẽ nhận được những chiếc quạt giấy, và đôi khi những chiếc quạt cầm tay làm bằng nhựa cũng được phân phát trên đường, như một hình thức marketing.
Nếu bạn tham gia những lễ hội, có khả năng bạn sẽ nhận được những chiếc quạt giấy, và đôi khi những chiếc quạt cầm tay làm bằng nhựa cũng được phân phát trên đường, như một hình thức marketing.
6. Wagasa (Dù Nhật)
Những cây dù có một bề dày lịch sử đáng kính nể trong văn hóa Nhật Bản. Dù wagasa không
chỉ được dùng để che mưa mà còn là một phụ kiện thường dùng trong những
nghi thức trà đạo hay trong kịch ca vũ truyền thống (kabuki).
Mặc cho tình trạng hiện nay là dù nhựa rẻ tiền đang dần chiếm lĩnh thị
trường, những cây wagasa, được làm bằng tre và giấy Nhật, vẫn là một
biểu tượng truyền thống của người Nhật Bản và là một trong những vật lưu
niệm phổ biến nhất.
7. Furin
Tiếng furin là
một trong những âm thanh đặc trưng của Nhật Bản, bạn có thể nghe thấy
nó không chỉ ở những nơi đậm chất truyền thống mà ở ngay cả những tòa
nhà hiện đại. Xuất hiện từ thời Edo, furin là chuông gió được làm bằng
thủy tinh hoặc kim loại, thường được treo trước cửa sổ hoặc cửa chính,
phát ra những thanh âm mê hồn mỗi khi có một cơn gió thoảng qua.
Lời khuyên:
Bạn
có thể tìm mua furin ở bất kì địa điểm du lịch nào trên khắp lãnh thổ
Nhật Bản, tuy nhiên có nhiều loại furin đa dạng cho bạn lựa chọn hơn ở
các hội chợ (như Hozuki Ichi, tổ chức ở đền Senso, Asakusa)
8. Ukiyo-e
Ukiyo-e,
dịch sát nghĩa là “những bức tranh của thế giới trôi lờ lững” hay ta
quen gọi là “Tranh Thủy Mặc”, xuất hiện từ thế kỉ thứ 17 và đến giờ vẫn
còn khá phổ biến. Minh họa những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,
những diễn viên nổi tiếng hay đô vật sumo, ukiyo-e là một trong những
minh chứng nổi bật của nghệ thuật in khắc gỗ Nhật Bản, đồng thời là một
thứ nên có trong bộ sưu tập của những du khách khi đến tham quan xứ sở
mặt trời mọc.
9. Những con búp bê Daruma
Dựa
trên hình tượng của Bồ Đề Đạt Ma (người sáng lập ra phái Thiền Tông
trong Phật Giáo), Daruma là những con búp bê hình cầu, thường sơn màu
đỏ, được coi như một loại bùa hộ mệnh cầu vận may, sự thình vượng và
tiếp thêm sức mạnh để hoàn thành những ước mơ.
Một con
búp bê Daruma khi bày bán thường không được vẽ mắt. Người mua, vào lúc
bắt đầu nói ra điều ước, sẽ vẽ vào một bên mắt, và bên mắt còn lại sẽ
chỉ được vẽ hoàn chỉnh khi điều ước ấy đã trở thành hiện thực.
Lời khuyên:
Bạn
có thể mua những con búp bê Daruma tại hầu hết các cửa hàng lưu niệm,
tuy nhiên, nếu bạn muốn ‘hàng độc’ hơn thì, vào đầu năm mới, có rất
nhiều hội chợ về Daruma được tổ chức khắp Nhật Bản. Hội chợ lớn nhất là ở
đền Daremadera – Takasaki, cách Tokyo khoảng 100km (62 dặm) về phía Tây
Bắc.
10. Đũa Nhật
Đôi
đũa truyền thống Nhật Bản được làm từ gỗ sơn mài với một đầu vót nhọn,
và có rất nhiều kích cỡ khác nhau (để thích hợp dùng cho đàn ông, phụ nữ
và trẻ em). Những đôi đũa này khác với đũa Trung Quốc – chúng ngắn và
đầu cùn hơn.
Đũa Nhật thường được bán theo bộ, như một
thứ đồ trang trí, có rất nhiều đôi đũa được tô vẽ những họa tiết bắt
mắt, vì vậy, đây là một món quà rất thích hợp cho những người yêu thích
ẩm thực Nhật Bản.
Lời khuyên:
Nếu
bạn chỉ mới bắt đầu biết dùng đũa, nên luyện tập với loại đũa gỗ chỉ
dùng một lần thường được biếu kèm tại các cửa hàng tiện dịch cho đến khi
sử dụng thành thạo hơn …
11. Lồng đèn giấy
Những
chiếc lồng đèn giấy được làm từ washi (một loại giấy truyền thống Nhật
Bản) dán vào khung tre. Đây là hình thức chiếu sáng cổ xưa của người
Nhật. Những chiếc đèn lồng này được trưng dụng trong những buổi lễ hội,
trong công viên, nhà hàng, khách sạn hoặc đôi khi cũng được trang trí
tại nhà.
Loại lồng đèn thông dụng nhất phải kể đến
chōchin, bạn có thể mua lấy một chiếc tại những điểm du lịch, thường
được điểm xuyết thêm bằng tên địa danh ấy được viết bằng hệ chữ kanji.
12. Tượng Tanuki
Tanuki
là danh từ tiếng Nhật được dùng để chỉ gấu chó Nhật Bản, tuy vậy nó
cũng đại diện cho một sinh vật huyền bí xuất hiện trong những truyền
thuyết của người Nhật cổ. Tương truyền rằng tanuki là những chú gấu chó
tinh nghịch hay ghẹo người, bày trò lường gạt bằng những chiếc lá ma
thuật nom hao hao giống tiền, và có thuật biến hình siêu đẳng …
Những
bức tượng hình tanuki xuất hiện khắp nơi ở Nhật, đặt ngay trước các
quán bar và nhà hàng (đặc biệt là những tiệm mì), với vai trò như chào
đón, lôi kéo khách hàng tương tự như Maneki Neko vậy.
Một
bức tượng tanuki được coi là mang lại may mắn, và cho dù bạn không tin
vào điều tâm linh này, thì nó vẫn là một món quà kỉ niệm thú vị.
13. Búp bê truyền thống Nhật Bản
Có rất nhiều loại búp bê truyền thống Nhật Bản xuất hiện từ lễ hội Hina Matsuri
…cho đến loại búp bê musha ningyo (Búp bê chiến sĩ), dùng trong lễ hội Tango no Sekku …
…và các búp bê Ichimatsu nữa.
Lời khuyên:
Bạn
có thể mua những con búp bê đậm chất Nhật Bản tại các tiệm bán quà lưu
niệm, song nếu có ý muốn sở hữu một con búp bê có chất lượng đặc biệt
tốt, hãy bỏ thời gian ghé thăm những cửa hàng chuyên dụng – tuy nhiên
cũng cần báo trước là hàng bán ở đây có mức giá cắt… gần lìa cổ đó.
14. Mô hình món ăn (Sampuru)
Sampuru,
bản sao bằng nhựa của các loại thức ăn, xuất hiện ở hầu hết các nhà
hàng Nhật. Chúng được làm hoàn toàn bằng tay, được điêu khắc tỉ mẩn và
sơn phết hợp lí đến mức gần như hoàn hảo, giống y như tạc món ăn nguyên
mẫu!
Lời khuyên:
Bạn có thể mua
sampuru tại phố Kappabashi thuộc Tokyo. Tại đây, ngoài những mô hình món
ăn có kích thước bằng đúng kích thước thật (tôi là tôi thích nhất hình
mấy li bia), bạn cũng có thể tìm cho mình những món lưu niệm sampuru nho
nhỏ để gắn vào tủ lạnh hoặc dùng làm móc treo chìa khóa,…
15. Mặt nạ kịch Noh
Một
cái mặt nạ Noh thì được thiết kế nhỏ hơn so với khuôn mặt người diễn
viên, thông thường kích thước vào khoảng xấp xỉ 21×13 cm và được điêu
khắc từ gỗ cây bách Nhật. Tại các cửa hàng lưu niệm bạn có thể tìm thấy
những chiếc mặt nạ làm mô phỏng theo bằng kích thước thật hoặc nhỏ hơn,
làm từ gỗ hoặc gốm, một số loại còn được đóng khung trưng bày cẩn thận.
Tất cả các mặt nạ Noh đều có tên riêng và theo thống kê thì hiện giờ có khoảng hơn 200 loại.
16. Hagoita
Hagoita
nhìn bề ngoài trông có vẻ giống một mái chèo bằng gỗ hình chữ nhật,
được dùng để chơi Hanetsuki – trò chơi truyền thống của Nhật Bản, hao
hao giống chơi cầu lông nhưng không có lưới.
Tuy nhiên,
từ khi trò chơi này bắt đầu bị mai một dần qua năm tháng, một loại
hagoita khác trở nên phổ biến hơn, được trang trí bằng washi (giấy Nhật)
và các vật liệu dệt, trên vợt có vẽ hình ca sĩ, ngôi sao thể thao, diễn
viên điện ảnh hay cả các nhân vật trong anime,…
Lời khuyên:
Bạn
có thể tìm thấy nhiều loại hagoita tại Hagoita – ichi, một hội chợ diễn
ra từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 12 hàng năm tại Đền Senso, Tokyo.
17. Kumade
Kumade
là một loại chổi to làm từ trúc, được dùng để quét lá trong sân. Vào
thời Edo, người ta bắt đầu có trào lưu trang trí kumade bằng các lá bùa
may mắn rồi đem bán ở đền chùa, với mục đích là “quét vào mình” những
thành công, sự giàu sang, bình an cũng như hạnh phúc.
Lời khuyên:
Kumade
được bán tại các cửa hàng lưu niệm, song tại lễ hội Tori – no – Ichi tổ
chức tại nhiều vùng ở Nhật Bản vào dịp cuối năm có bày bán Kumade với
nhiều chủng loại và kích cỡ khác nhau hơn. Hội Tori – no – Ichi lớn nhất
được tổ chức vào tháng 11 tại Đền Otori và tại Đền Juzaisan Chokoku ở
Asakusa, Tokyo.
18. Những con búp bê Kokeshi
Kokeshi
là búp bê truyền thống Nhật Bản, khởi nguồn từ miền Bắc nước Nhật và
được làm bằng nhiều loại gỗ, với cấu trúc thân đơn giản không có tứ chi
và một cái đầu lớn, Tuy nhiên, chúng khong chỉ đơn thuần là một thứ đồ
chơi trẻ con mà còn là tiêu biểu của nghệ thuật cổ Nhật Bản và là một
món quà lưu niệm tuyệt vời …
19. Những chiếc mặt nạ vui nhộn
Trong
những lễ hội truyền thống và tại các công viên có thể bạn sẽ thường
phát hiện một vài quầy bán những chiếc mặt nạ vui nhộn, có hình rất
nhiều nhân vật từ văn hóa đại chúng Nhật Bản, các nhân vật Manga – Anime
cho đến nhân vật trong ‘5 anh em siêu nhân’. Đây có lẽ sẽ là một món
quà thú vị, đặc biệt đối với fan ruột của manga – anime.
20. Kendama
Kendama
là một loại đồ chơi truyền thống Nhật Bản: Một vật làm bằng gỗ được gọt
đẽo gần giống hình cái búa nối với một quả bóng cũng làm bằng gỗ qua
một sợi dây. Món đồ chơi này rất phổ biến ở Nhật Bản, thậm chí người ta
còn tổ chức các cuộc thi tài tầm cỡ quốc gia. Người chơi kendama ở tầm
cỡ siêu sao rất được kính trọng bởi họ sự kiên trì, nhẫn nại và quyết
tâm cao.
21. Koma
Một
loại đồ chơi truyền thống khác của người Nhật, koma là một con vụ, thứ
đồ chơi này có thể xoay tít quanh trục và giữ thăng bằng được trong một
khoảng thời gian nhất định. Koma được đẽo bằng gỗ rồi được sơn cẩn thận
với nhiều họa tiết đa dạng. Có nhiều người sản xuất đã đạt được đến
trình độ cao với mức độ phức tạp trong mỗi họa tiết vẽ trên koma rất
cao, do đó hàng năm lại có thêm rất nhiều mẫu sáng tạo mới được tung ra
thị trường.
22. Những huy hiệu kim loại
Những
huy hiệu kim loại tuy rẻ bèo song lại là vật lưu niệm ấn tượng. Có có
tính sưu tầm cao nên hiện giờ có đến hàng nghìn hàng vạn người đang tiến
hành sưu tầm những huy hiệu ấy… Tôi đây cũng không phải là ngoại lệ.
Lời khuyên:
Vì
người Nhật không sử dụng tiền xu làm nguyên liệu thô, những máy làm huy
hiệu kim loại cho ra sản phẩm với chất lượng cao hơn. Bạn có thể tìm
chúng tại những đĩa điểm du lịch, viện bảo tàng hay tại các nhà ga. Chỉ
cần tăm tia những cái máy trông như thế này:
23. Noren
Noren
là một loại rèm truyền thống Nhật Bản, thường được treo ngay trước cửa
nhà hàng hay cửa tiệm nhằm tránh ánh nắng mặt trời, gió và bụi, đồng
thời cũng dùng làm bảng hiệu cho cửa tiệm đó, để quảng cáo hoặc như một
lời thông báo rằng tiệm đang trong giờ làm việc. Noren được làm bằng
nhiều loại nguyên liệu khác nhau, có kích cỡ, màu sắc và họa tiết cũng
khác nhau nốt.
Noren ngoài ra còn được dùng trong nhà,
để phân cách các phòng hoặc đơn thuần dùng vào mục đích trang trí, do đó
có thể coi đây là một món quà lưu niệm …
Lời khuyên:
Nếu
có ý định mua noren, bởi món này không phải ở đâu cũng bán và cũng
không được trưng bày như một hiện vật để buôn bán, do đó nhiều khi bạn
phải đặt hàng ở các cửa hàng bán vải.
24. Bộ dụng cụ Matcha
Matcha
là một bộ dụng cụ tinh xảo được sử dụng trong những nghi thức trà đạo
truyền thống của người Nhật. Một bộ Macha phải có những chiếc chén đựng
macha, natsume bộ phục vụ trà, furui – rây lọc macha, muỗng chashaku,
chasen – một dụng cụ nhỏ bằng tre dùng để quấy mạnh cho đến khi trà sủi
bọt và kesenaoshi – hộp đựng chasen.
Nghe có vẻ có nhiều
thứ dài dòng rắc rối quá, nhưng chí ít bạn phải mua chasen trong bộ
dụng cụ, bởi sẽ chẳng thể pha matcha nếu không có nó …
25. Hộp cơm Bento
Bento
là một hộp cơm, trong đó thường có những món như cơm, cá hoặc thịt và
rau, được bày biện trong một chiếc hộp thiết kế đặc biệt.
Những
hộp cơm bento làm từ gỗ sơn mài xuất hiện vào khoảng năm 1600 và vẫn
còn được ưa chuộng đến ngày nay, mặc dù sự xuất hiện của các hộp bento
nhựa đang dần chiếm lĩnh thị trường. Kể từ khi bento trở nên phổ biến
ngay ở bên ngoài biên giới nước Nhật, một hộp bento gỗ sơn mài được làm
bằng tay chắc hẳn không chỉ là một món quà lưu niệm tuyệt vời mà còn có
giá trị sử dụng cao.
26. Dao bếp Nhật Bản
Một
vật dụng khác rất hữu dụng cho căn bếp nhà bạn đó là những con dao
truyền thống Nhật Bản. Thật ra, có hai loại dao truyền thống của người
Nhật, một là Honyaki – dao rèn được làm hoàn toàn bằng thép carbon cao
cấp và Kasumi, có thể lẫn hai loại nguyên liệu, giống như những thanh
kiếm của các samurai nức tiếng.
Dao Nhật Bản được coi là
loại dao có chất lượng đỉnh nhất trên thế giới, vậy nên bất kì đầu bếp
nào cũng đều mong muốn sắm cho mình một bộ …
Lời khuyên:
Bạn có thể tìm thấy vô số những loại dao Nhật ở Tokyo, trên phố Kappabashi hoặc gần chợ Tsukiji.
27. Koinobori
Koinobori,
được dịch ra koi = cá chép and nobori = ngọn cờ, là một loại cờ được
thiết kế hình cá chép nhằm chào mừng ngày hội Tango no Sekku. Mặc dù mỗi
năm lễ hội này chỉ tổ chức một lần, song người ta cũng bán Koinobori
suốt năm như những món quà lưu niệm.
28. Những con diều
Con
diều đầu tiên được đưa vào Nhật Bản bởi những giáo sĩ Phật Giáo và
thường được dùng cho những mục đích tôn giáo. Trong thời hiện đại, những
con diều Nhật trở nên phổ biến như một hình thức giải trí, chúng thường
được tặng cho trẻ em Nhật như một món quà dịp năm mới hay món quà mừng
đứa bé trai đầu tiên trong gia đình được sinh ra. Diều Nhật được bán như
món đồ lưu niệm hay được sơn phết công phu với những hình ảnh đại diện
cho anh hùng dân tộc nổi tiếng hoặc các vị thần thánh.
29. Mô hình kiếm Samurai Nhật
Mô
hình kiếm samurai Nhật được coi là món không thể thiếu trong danh sách
những đồ lưu niệm Nhật Bản. Chúng có trên thị trường với mọi kích cỡ, từ
bé tí tẹo cho đến to bằng kích thước thật, với nhiều loại chi tiết khác
nhau,…
30. Gốm sứ Nhật Bản
Có
khoảng 18 trường phái chính trong nghệ thuật gốm sứ Nhật Bản, hầu hết
trong số đó có nhiều phái nhỏ khác, do đó gốm sứ Nhật Bản rất đa dạng,
phong phú. Có nhiều loại gốm sứ được những nghệ nhân làm gốm tạo nên với
kĩ thuật gia truyền qua hàng trăm năm, còn một số khác có thể hiện đại
hơn hoặc chịu ảnh hưởng bởi phong cách Trung Hoa. Vì có rất nhiều lựa
chọn như vậy nên bạn có thể chọn những thứ phù hợp với sở thích và gout
riêng của mình.
Danh
sách này vẫn còn nhiều nữa, tôi hy vọng bạn sẽ thấy nó hữu ích. Sẽ vui
hơn nếu bạn cũng chia sẻ cho tôi biết, bạn thích món lưu niệm nào trong
những món kể trên đó.
Bạn muốn du học Nhật bản để có tấm bằng danh giá, có kiến thức vững chắc trong công việc hay bạn muốn làm việc tại Nhật bản lâu dài và được hưởng lương như người Nhật. Chỉ con đường đi du học Nhật bản để bạn có được nguyện vọng của bạn.
BÀI VIẾT XEM NHIỀU:
- Thông tin du học Nhật Bản
- Du Học Nhật Bản tháng 10/2013
- Du học Nhật Bản có được đi làm thêm không?
- Khách biệt giữa sinh viên trong nước với du học si...
- Định hướng du học
- Kinh nghiệm du học Nhật Bản
- Đón tết của du học sinh tại Nhật Bản
- Thành quả du học Nhật Bản
- Phương Pháp học tiếng Nhật hiệu quả
- Du Học Nhật Bản - Thời gian học thế nào?
- Trải nghiệm du học Nhật Bản
- Tuyển sinh du học Nhật Bản kỳ tháng 10/2013
- Du học Nhật Bản dành cho các bạn tốt nghiệp lớp 12...
- Võ sĩ SUMO Nhật Bản
- Ngành học ở Nhật được du học sinh quan tâm
- Trường Nhật Ngữ Meric
- Trường Nhật Ngữ tại Nhật Bản
- Lo Lắng Khi Đi Du Học Nhật Bản
- Tuyển Sinh Du Học Nhật Bản tháng 1, 4, 7, 10 hàng ...