Hiển thị các bài đăng có nhãn người Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Văn hóa công sở người Nhật

BY Unknown IN , No comments

Tôn trọng danh thiếp
Một cuộc gặp tại Nhật Bản bắt đầu với việc trao cho nhau danh thiếp theo một cách rất trang trọng – một nghi lễ được gọi là Meishi kokan. Khi nhận danh thiếp, người ta sẽ cầm bằng cả hai tay, xem xét nội dung cẩn thận và sau đó đọc to các thông tin được in trong tấm thiếp. Tiếp đến họ sẽ đặt vào trong một chiếc hộp đựng danh thiếp hoặc đặt lên bàn trước mặt họ để nhắc đến nó khi cần. Họ không bao giờ bỏ danh thiếp vào túi áo vì hành động đó được coi là thiếu tôn trọng.
Chúng ta học được gì từ đó? Trao đổi danh thiếp là một cách bày tỏ sự coi trọng lẫn nhau. Nó thể hiện rằng bạn đánh giá cao cuộc gặp gỡ hiện tại cũng như các cuộc gặp trong tương lai.
Chúng ta áp dụng bài học đó như thế nào? Thực ra mỗi một nền văn hóa có một hình thức trao danh thiếp riêng. Nếu bạn quá máy móc mà “bê” y nguyên kiểu Meishi kokan đó, rất có thể bạn sẽ bị coi là “có vấn đề”. Tuy vậy, khi nhận danh thiếp, hãy dành thời gian nghiên cứu thông tin trên đó. Sẽ không hại gì khi nhớ tên của một đối tác tiềm năng. Và bạn sẽ bị cho là thô lỗ nếu thuận tay nhét tấm danh thiếp vào túi áo gần tay bạn nhất.
Văn hóa công sở người Nhật 3
Làm hài lòng các “cây cao bóng cả”
Theo phong tục, trong một cuộc họp ở Nhật Bản, người ta thường đưa ra những lời bình luận hay nhận xét dựa vào quan điểm hoặc thái độ của người có cấp cao nhất đang hiện diện ở đó. Không ai bày tỏ sự bất đồng với người đó. Khi cúi đầu – một hình thức chào hỏi truyền thống của người Nhật – người ta luôn luôn cúi xuống thấp nhất trước người có địa vị cao nhất.Chúng ta học được gì từ đó? Văn hóa công sở của Nhật Bản luôn thể hiện sự tôn kính và coi trọng những người có địa vị cao bởi sự thông thái và từng trải cùng với những đóng góp quan trọng của họ cho công ty. Ở Nhật Bản, tuổi tác đi cùng với địa vị, nói nôm na là “sống lâu lên lão làng”. Vì vậy, một người càng cao tuổi thì càng trở nên quan trọng.
Chúng ta áp dụng bài học đó như thế nào? Luôn biết lắng nghe những người có thâm niên hoặc có địa vị cao hơn bạn trong công ty. Nếu bạn bất đồng với người quản lý, hãy thể hiện điều đó với họ khi chỉ có hai người. Không bao giờ được tỏ ra nghi ngờ vai trò hay quyền lực của họ trước mặt các nhân viên khác. Bạn cần phải hiểu rằng họ có được địa vị cao như lúc này là nhờ khả năng, kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân họ (dĩ nhiên không tính những thành phần “con ông cháu cha”).
Văn hóa công sở người Nhật 2
Thấm nhuần động lực qua các khẩu hiệu
Nhiều công ty Nhật Bản bắt đầu ngày làm việc bằng một cuộc họp vào buổi sáng. Tại đó, nhân viên sẽ xếp hàng và hô to các khẩu hiệu của công ty như một cách để truyền cảm hứng và động lực làm việc cũng như sự trung thành. Và đó cũng là một hình thức làm tươi mới các mục tiêu của công ty trong tâm trí từng nhân viên.
Chúng ta học được gì từ đó? Những cuộc tập hợp vào buổi sáng hàng ngày như thế này là nhằm nhắc nhở các nhân viên một cách thường xuyên về những mục tiêu lâu dài của công ty. Nếu không, chắc chắn rằng những công việc lặt vặt hàng ngày sẽ xóa nhòa hoặc làm lu mờ những mục tiêu ấy. 
Chúng ta áp dụng bài học đó như thế nào? Mỗi lần ngồi vào bàn làm việc, hãy tự nhắc nhở bản thân về công việc sẽ phải làm. Luôn làm tươi mới các mục tiêu lâu dài trong tâm trí bạn và cần ý thức được sự cần thiết của hoạt động tập thể để đạt được mục tiêu sớm nhất. Hãy ghi các khẩu hiệu của công ty vào một cuốn sổ nhỏ cầm tay để tiện theo dõi khi bạn cảm thấy chán nản hoặc hoài nghi.
Văn hóa công sở người Nhật 5
“Làm mặt lạnh”
Bạn sẽ không bao giờ thấy được những khuôn mặt lạnh như tiền như những khuôn mặt trong một văn phòng của người Nhật. Ngoại trừ đôi lúc cười đùa, nhân viên xứ hoa anh đào không thể hiện tình cảm ra ngoài, đặc biệt là trong các cuộc họp. Họ nói chuyện bằng giọng thấp, có chừng mực và thường nhắm mắt lại khi thể hiện sự chú ý tới người nói – một thói quen mà nhiều người nhầm lẫn là dấu hiệu của sự chán nản.
Chúng ta học được gì từ đó? Người Nhật luôn tôn trọng môi trường làm việc. Khiếu hài hước không có nhiều đất dụng, ngoại trừ trong giờ nghỉ. Hầu như không có chuyện va chạm cơ thể giữa các đồng nghiệp. Còn vỗ lưng? Tuyệt đối không.
Chúng ta áp dụng bài học đó như thế nào? Đối với nhiều người, một không khí làm việc quá nghiêm túc thật sự gây ngột ngạt. Bạn không cần phải coi văn phòng của mình như thánh địa, nhưng cũng không có lý do gì để cư xử như thể đó là nhà đứa bạn thân của bạn. Một hình ảnh và tư cách chuyên nghiệp sẽ làm tăng sự tôn trọng đối với công việc và nhờ đó làm tăng năng suất.
Văn hóa công sở người Nhật 1
Làm hăng say, chơi nhiệt tình
Sau một ngày thảo luận quyết liệt, các nhân viên Nhật Bản sẵn sàng tìm cách xả xì trét. Đi đến các quầy bar là một hoạt động phổ biến nếu không muốn nói là truyền thống. Nếu công sở là nơi đầy những lễ nghi hà khắc thì quầy bar lại là nơi để các doanh nhân Nhật Bản được trút hết bầu tâm sự. 
Một điểm đến được ưa thích khác là các quán karaoke. Tại đây mọi người được thoải mái hát hò với tiêu chí “hát hay không bằng hay hát”. Các điểm đến về đêm như thế này ngoài việc giúp họ cân bằng công việc với giải trí thì còn là nơi để các đồng nghiệp chia sẻ thông tin, thắt chặt tình bạn hay củng cố tập thể.
Chúng ta học được gì từ đó? Một điều quan trọng cần phải nhớ là không được để công việc chiếm lĩnh cuộc sống riêng. Giải trí cũng là một phần quan trọng không kém trong một ngày. Nó giúp giải tỏa căng thẳng và làm vơi bớt lo âu. Khi đi chơi hoặc làm bất kỳ việc gì với đồng nghiệp, có một cam kết bất thành văn là luôn là một phần của nhóm.
Chúng ta áp dụng bài học đó như thế nào? Tạm quên đi công việc thậm chí khi ở bên các đồng nghiệp khác là điều cần thiết. Hãy biết tận hưởng những thời gian nghỉ ngơi và tham dự các bữa tiệc của công ty. Biết cư xử xã giao và thoải mái với đồng nghiệp bên ngoài nơi làm việc, bạn sẽ được sống với chính mình và cũng tạm thời hạ thấp “khiên” của bạn một chút
Văn hóa công sở người Nhật 4



 Bạn muốn du học Nhật bản để có tấm bằng danh giá, có kiến thức vững chắc trong công việc hay bạn muốn làm việc tại Nhật bản lâu dài và được hưởng lương như người Nhật. Chỉ con đường đi du học Nhật bản để bạn có được nguyện vọng của bạn.


BÀI VIẾT XEM NHIỀU:


 

Biểu tượng văn hóa Nhật bản

BY Unknown IN , , , No comments

Biểu tượng văn hóa dân gian Ningyo ở Nhật Bản

Fukuoka tại Nhật Bản là kết quả sát nhập của hai thành phố Fukuoka và Hakata vào năm 1989. Và một biểu tượng dưới thời Hakata cũng trở nên nổi tiếng khi Fukuoka ra đời, đó là búp bê Hakata, hay còn gọi là Ningyo.
Ningyo được làm từ sứ không tráng men, có nhiều chuyên gia tin rằng búp bê Hakata có nguồn gốc từ thế kỷ 17, khi các quan chức địa phương cổ động các nghệ nhân Hakata phát triển nghề thủ công. Ban đầu, những búp bê đất sét được sản xuất để làm quà tặng cho các ngôi chùa trong khu vực và lãnh chúa Kuroda Nagamasa. Tuy nhiên, các cuộc khai quật khảo cổ học gần đây cho thấy búp bê Hakata có nguồn gốc từ Trung Quốc.
“Tôi nhớ rằng mình đã làm con búp bê đầu tiên năm 17 tuổi. Từ đó, tôi bị thu hút. Và bây giờ, tôi vẫn đam mê công việc này như 53 năm về trước”, Kuniaki Takeyoshi, một nghệ nhân ningyo lâu năm nói. Một trong những sản phẩm đặc sắc do ông thực hiện là các chiến binh samurai. Đây cũng là biểu tượng cổ điển trong sáng tạo búp bê Hakata. Để tạo nên một chiến binh sống động như thật với các chi tiết phức tạp, áo choàng và kiểu tóc búi huyền thoại, ông Kuniaki Takeyoshi phải mất tới khoảng ba tuần làm việc liên tục. 
Biểu tượng văn hóa dân gian Ningyo ở Nhật Bản 1
Biểu tượng văn hóa dân gian Ningyo ở Nhật Bản 3
Những Ningyo với màu sắc và biểu cảm hết sức sống động.
Bước đầu tiên để tái tạo được một ningyo là tạc hình bằng đất sét, sau đó sử dụng một con dao và thìa nạo rỗng bên trong để búp bê nhẹ nhàng hơn. Phải mất tới 10 ngày để hong khô ngoài trời, sau đó những con búp bê được mang vào lò nung 900 độ trong tám giờ. Cuối cùng, các nghệ nhân sẽ dùng sắc tố thực vật tô màu ningyo để sản phẩm sống động và đẹp mắt hơn. Đối với những búp bê đắt tiền và đặc biệt, các nghệ nhân thường sử dụng vàng thật và bột bạc để trang trí cho bề ngoài của chúng thêm phần lộng lẫy. “Tôi dùng răng cá để cạo lớp vàng trên thân búp bê trở nên sáng bóng. Đây là một kỹ thuật cổ điển. Trước kia tôi sử dụng răng chó, nhưng việc tìm chúng ngày nay trở nên khó khăn”, ông Takeyoshi cho hay. Búp bê của ông hiện được bán ở các cửa hàng trên khắp Nhật Bản với giá tối đa là 1,6 triệu yên.
Biểu tượng văn hóa dân gian Ningyo ở Nhật Bản 6
Răng cá để cạo lớp vàng trên thân búp bê trở nên sáng bóng.

Biểu tượng văn hóa dân gian Ningyo ở Nhật Bản 5
Bên trong một xưởng chế tác Ningyo.
Những con búp bê Ningyo nổi tiếng với vẻ thanh lịch, chau chuốt tới từng công đoạn. Một số con được sản xuất đại trà nhưng nhiều con khác chỉ làm đơn chiếc và rất độc. Hầu hết búp bê đều lấy cảm hứng từ một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử. Chủ đề yêu thích của các nghệ nhân là: bijin: các cô gái đẹp, diễn viên kịch kabuki, nhân vật kịch noh, nhân vật tôn giáo, sumo, samurai và trẻ con. 
Biểu tượng văn hóa dân gian Ningyo ở Nhật Bản 7
Vào ngày 1/7, các phao nổi treo đầy ningyo được gọi là kazariyamakasa xuất hiện ở khắp thành phố.

Biểu tượng văn hóa dân gian Ningyo ở Nhật Bản 2
Cuộc đua Oiyama, phần sôi động nhất của lễ hội Hakata Gion Yamakasa
Vào tháng 7 hàng năm, các nghệ nhân ningyo có dịp so tài tại lễ hội Hakata Gion Yamakasa, một lễ hội ngoạn mục của biểu tượng dân gian này kéo dài tận 15 ngày liền. Vào ngày 1/7, các phao nổi được gọi là kazariyamakasa xuất hiện ở khắp thành phố. Các nghệ nhân thủ công bậc thầy sẽ treo lên đó những con búp bê mô phỏng các nhân vật, câu chuyện trong truyền thuyết, lịch sử. Phần sôi động nhất của lễ hội là cuộc đua Oiyama kéo dài 5km vào ngày cuối cùng. Bảy đội, mỗi đội khoảng 30 người mang kakiyamakasa trên vai băng qua các đường phố của Fukuoka.
Những người dân không có mặt trong thành phố Fukuoka thời điểm đó để chứng kiến Hakata Gion Yamakasa có thể xem lại toàn bộ diễn biến lễ hội trên video tại Bảo tàng Dân tộc Hakata Machiya, gần với trạm tàu điện ngầm Gion. Ngoài ra còn có một bảo tàng búp bê nhỏ vô danh trưng bày ở của Fukuoka Tower, một văn phòng thương mại xây dựng trong trung tâm thành phố và một số cửa hàng bán những ningyo xinh đẹp xung quanh Hakata Station, ga xe lửa chính của Fukuoka.
Biểu tượng văn hóa dân gian Ningyo ở Nhật Bản 4
Khách du lịch học nghề làm ningyo trong một xưởng chế tác
Khách du lịch đến với thành phố Fukuoka có cơ hội trải qua bốn giờ đồng hồ để quan sát, học hỏi cách thực hiện một ningyo. Và tất cả đều rất thích thú khi được tự tay vẽ một búp bê Hakata theo ý mình.



 Bạn muốn du học Nhật bản để có tấm bằng danh giá, có kiến thức vững chắc trong công việc hay bạn muốn làm việc tại Nhật bản lâu dài và được hưởng lương như người Nhật. Chỉ con đường đi du học Nhật bản để bạn có được nguyện vọng của bạn.


BÀI VIẾT XEM NHIỀU:




Người Nhật rất quan trọng danh thiếp

BY Unknown IN , No comments

Tầm quan trọng của danh thiếp với người Nhật

Ngày nay, tấm danh thiếp đã trở nên quen thuộc đối với các doanh nhân, danh thiếp luôn mở đầu các cuộc giao dịch kinh doanh. Tuy nhiên, tại mỗi nơi, văn hoá sử dụng danh thiếp lại có những cách thức khác nhau. Và có lẽ không nơi nào tấm danh thiếp lại được coi trọng như tại Nhật Bản.
Tam quan trong cua danh thiep voi nguoi Nhat 2
Các doanh nhân Nhật luôn được mệnh danh là những người rất tiết kiệm, tính toán trong chi tiêu nhưng lại rất hào phóng khi sử dụng danh thiếp của mình. Trung bình tại Nhật Bản một doanh nhân sử dụng khoảng 20 tấm danh thiếp/ngày, đồng thời người Nhật Bản trao tay nhau khoảng 45 triệu danh thiếp/ngày. Những con số trên chứng tỏ Nhật Bản là một trong những quốc gia sử dụng nhiều danh thiếp nhất thế giới trong kinh doanh. Hiện nay, rất nhiều công ty, nhiều doanh nhân muốn hợp tác làm ăn với doanh nhân Nhật Bản. Nhưng đa phần trong số họ không hiểu hết văn hoá danh thiếp của Nhật Bản, dẫn đến tình trạng đôi khi làm mất lòng các đối tác Nhật Bản. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý khi trao đổi danh thiếp với các doanh nhân Nhật Bản:
1. Hãy chú ý đến “chế độ đẳng cấp” khi trao đổi danh thiếp: 
Trong các cuộc giao dịch kinh doanh, khi trao đổi danh thiếp, người Nhật phải xác định được hàm và chức vị cao nhất của đối tác. Điều này là rất quan trọng khi áp dụng lễ nghi, quyết định sự thành bại trong giao tiếp hay trong các cuộc giao dịch kinh doanh. Các đàm phán thảo luận sẽ cởi mở hơn nếu địa vị ngang hàng thì hai người giao dịch bình đẳng, dễ ăn dễ nói. 
2. Người Nhật quen xưng hô theo danh vị cao nhất của đối tác ghi trong danh thiếp. 
Khi hợp tác với doanh nhân Nhật hãy theo thói quen này mà xưng hô với họ. Chẳng hạn như giám đốc thì thường gọi là shachou chứ không xưng hô theo kiểu “ông” hay “anh”. 
3. Người Nhật có biểu hiện rõ nét mặt khi trao đổi danh thiếp 
Đây là cơ sở để các doanh nhân nước ngoài nắm bắt được chức vị hay vị trí của doanh nhân Nhật Bản. Điều đáng chú ý là động tác và biểu hiện trên nét mặt khi trao đổi danh thiếp cũng có thể đoán ra chức vị cao thấp của đôi bên. 
Thông thường, động tác khom lưng nhiều, nét mặt khiêm tốn, chân thành thì chức vụ của người trao danh thiếp thấp. Khom lưng càng ít, vẻ mặt tự tin lớn thì chức cụ càng cao.
Tam quan trong cua danh thiep voi nguoi Nhat 3
4. Đừng tuỳ tiện sử dụng danh thiếp khi làm ăn với người Nhật 
Doanh nhân Nhật không có thói quen tuỳ tiện trao đổi danh thiếp. Trong các trường hợp giao dịch kinh doanh, đàm phán hợp đồng thì nếu một người có địa vị thấp nếu không được người khác dẫn dắt hoặc không vì lý do đặc biệt cần thiết thì không đủ tư cách trao đổi danh thiếp với người có địa vị cao hơn. 
Vấn đề này xuất phát từ truyền thống văn hoá “đẳng cấp” của người Nhật Bản. Trong kinh doanh, khi bạn muốn hẹn đàm phán giao dịch với một đối tác Nhật Bản thì bạn nên dựa vào chức vụ của mình để hẹn đúng người có chức vụ tương xứng với bạn. Còn nếu bạn muốn hẹn một người có chức vụ cao hơn thì tốt nhất là nên có uỷ quyền của cấp trên tương xứng. 
Tam quan trong cua danh thiep voi nguoi Nhat 4
5. Gọi tên chính xác đối tác Nhật Bản được ghi trong danh thiếp 
Xuất phát từ truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời của mình, người Nhật dựa vào danh thiếp để gọi chính xác và đúng tên người giao dịch bởi vì họ tên người Nhật rất phức tạp. Có thể nói, Nhật Bản là nước có nhiều họ nhất trên thế giới, có đến 370.000 họ trong khi tiếng Nhật chỉ có 50 âm cơ bản, khiến khi nói chuyện dễ gặp các từ đồng âm khác nghĩa. Ví dụ: Sasaki có thể đại diện cho 9 họ; Goto đại diện cho 11 họ; Koji đại diện 12 họ…
Trong danh thiếp nếu ghi tên một người đầy đủ theo tiếng Nhật thì họ đi trước, tên theo sau. Trong danh thiếp song ngữ Anh – Nhật, mặt tiếng Anh sẽ ghi theo thứ tự tên trước họ sau.
Tam quan trong cua danh thiep voi nguoi Nhat 5
6. Hãy sử dụng tấm danh thiếp trang nhã, lịch sự 
Người Nhật còn có thói quen in danh thiếp một cách trang nhã, dễ đọc theo một quy tắc nhất định, Chức vụ thường được in đậm nổi bật nhất, thường chỉ ghi chức vụ cao nhất để khỏi làm nhiễu trí nhớ của người muốn giao dịch. 
Nếu danh thiếp của bạn có sự khác biệt về hình thức với người Nhật Bản thì tốt nhất nếu có quyết định làm ăn với người Nhật thì bạn nên chuẩn bị cho mình một hộp danh thiếp lịch sự, gây ấn tượng với người Nhật, điều này là rất quan trọng trong việc lấy cảm tình đầu tiên của người Nhật. 
Một cuộc gặp gỡ làm ăn ở Nhật được bắt đầu bằng meishi kokan – một nghi thức trao đổi danh thiếp kinh doanh rất trang trọng.



  Bạn muốn du học Nhật bản để có tấm bằng danh giá, có kiến thức vững chắc trong công việc hay bạn muốn làm việc tại Nhật bản lâu dài và được hưởng lương như người Nhật. Hãy chọn du học Nhật bản để có được điều đó.

BÀI VIẾT XEM NHIỀU: